VẬN HÀNH MÁY CẮT LASER FIBER DỄ HAY KHÓ?
Vận hành máy cắt laser fiber dễ hay khó? là câu hỏi mà rất nhiều người muốn tìm câu trả lời.
Tôi có thể khẳng định ngay: việc vận hành máy cắt laser fiber là điều rất dễ dàng, chỉ cần biết sử dụng máy vi tính cơ bản và qua một giờ đào tạo là đã có thể vận hành máy được. Tuy nhiên, để khai thác máy một cách hiệu quả thì lại là chuyện khác. Vì sao như vậy?
Thứ nhất: bạn cần phải biết vẽ Autocad hoặc các phần mềm đồ họa để có thể vẽ ra những gì cần cắt (hoặc phải có người khác giúp bạn làm công việc này).
Thứ 2: Bạn cần có một chiếc máy có chất lượng tốt và ổn định (ví dụ máy thường bị trục trặc hoặc không ổn định, lúc này lúc khác) thì việc vận hành nó sẽ trở thành cực hình.
Thứ 3: Ứng với mỗi loại vật liệu và độ dày khác nhau cần phải có các thông số cắt thích hợp. Ví dụ khi cắt sắt 3 mm thì phải có thông số dành cho sắt 3 mm còn khi cắt sắt 4mm thậm chí 3.5mm thì cũng phải có thông số phù hợp với nó thì đường cắt mới mượt và không có ba vớ.
Nếu sử dụng thông số không phù hợp thì đường cắt rất xấu và xỉ bám bên dưới đường cắt, thậm chí cắt không đứt. Các thông số bao gồm: Độ cao mồi lửa, độ cao cắt, công suất nguồn laser, tần số, tốc độ, độ hội tụ (focus), áp suất khí…
Nếu là một nhà cung cấp máy cắt laser fiber chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm, họ sẽ lưu sẵn cho bạn các thông số này theo loại và độ dày vật liệu. Khi cần cắt bạn chỉ chọn thông số có sẵn từ thư viện mà không phải cài đặt thông số gì nhiều. Ngoài ra họ còn hướng dẫn bạn phương pháp để dò tìm thông số thích hợp cho các loại vật liệu với độ dày khác nhau khi cần. Cho nên nếu bạn chọn được một nhà cung cấp có kinh nghiệm thì việc này khá dễ dàng, ngược lại bạn sẽ phải rất vất vả và tốn rất nhiều vật tư để cắt thử trong quá trình dò tìm thông số.
Thứ 4: Sự hổ trợ kịp thời từ một nhà cung cấp máy cắt laser có nhiều kinh nghiệm vận hành là điều hết sức quan trọng, nhất là trong thời gian đầu mới tiếp nhận máy. Một thực tế là hầu hết đội ngũ kỹ thuật của các nhà cung cấp máy cắt laser ở Việt Nam đều thiếu kinh nghiệm vận hành thực tế. Đa phần họ cũng chỉ được nhà sản xuất máy đào tạo khoảng một vài ngày, sau đó khoảng một vài tháng họ mới có cơ hội để đào tạo lại cho người mua một lần. Cho nên việc họ hướng dẫn vận hành trong điều kiện bình thường thì không có gì đáng nói. Nhưng khả năng xử lý các vấn đề thường gặp trong lúc vận hành máy, bản thân họ còn chưa nắm hết nói chi truyền đạt lại cho người mua.
Ví dụ:
- Khi đang cắt giữa chừng mà bị cúp điện thì làm thế nào để có thể cắt tiếp khi có điện trở lại mà không làm hư phôi, kể cả khi có ai đó vô tình làm xê dịch tấm phôi khỏi vị trí ban đầu?
- Khi đang cắt mà mỏ cắt bị va chạm làm xê dịch tấm phôi thì làm thế nào để có thể cắt tiếp mà không phải bỏ tấm phôi đó?
- Khi đang cắt chi tiết A mà có chi tiết B cần cắt gấp hơn thì phải làm sao để có thể dừng lại để cắt B trước, sau đó, quay lại cắt A?
- Máy có chiều dài 3m làm sao để cắt chi tiết có kích thước dài hơn 3 mét?
và còn rất nhiều tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất mà chỉ có những nhân viên kỹ thuật được trãi nghiệm thực tế trên máy thường xuyên mới có thể hổ trợ tốt cho người mua được.
Mẹo: Bạn có thể dùng các câu hỏi trên để xác định xem nhà cung cấp máy cắt laser mà bạn định chọn có đủ kinh nghiệm hay không? Và nên chọn nhà cung cấp nào có nhà xưởng cung cấp dịch vụ cắt laser. Đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp đó chắn chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm và một điều nữa là bạn có thể nhờ họ cắt cho bạn trong trường hợp máy của bạn bị sự cố mà không thể khắc phục ngay được.
Tóm lại việc vận hành máy cắt laser fiber là dễ hay khó và bạn có khai thác máy được hiệu quả hay không? thì ngoài chất lượng máy ra còn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp máy cho bạn.